Gần đây, các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang nhận được rất nhiều câu hỏi về “Áp xe cạnh hậu môn là gì?”. Để giải đáp thắc mắc này, các bác sỹ của chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.
Áp xe cạnh hậu môn là gì?
Áp xe cạnh hậu môn là hiện tượng niêm mạc da xung quanh vùng hậu môn bị viêm nhiễm, tụ mủ tạo thành các khối áp xe sưng cứng, tấy đỏ vô cùng khó chịu. Sau một thời gian, các khối áp xe tự vỡ, chảy nhiều dịch mủ ra ngoài gây phiền toái, khó chịu trong đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Biểu hiện apxe cạnh hậu môn
Áp xe cạnh hậu môn được chia thành 5 loại: Áp xe niêm mạc, áp xe dưới da, áp xe giữa cơ thắt, áp xe hố ngồi – trực tràng, áp xe chậu hông trực tràng.
Biểu hiện của áp xe cạnh hậu môn
Khi bị áp xe cạnh hậu môn, người bệnh thường có các biểu hiện dưới đây:
- Xuất hiện khối sưng tấy: Khi bệnh mới hình thành, vùng da xung quanh hậu môn bị đổi màu, sưng đỏ, nóng ran, căng bóng. Sau đó, hậu môn xuất hiện một hoặc nhiều khối sưng cứng, tấy đỏ gây căng tức, khó chịu ở hậu môn.
- Chảy mủ: Sau một thời gian, các khối áp xe phát triển to sẽ bị vỡ và chảy nhiều mủ ra bên ngoài. Vết thương chảy mủ rất khó liền và dễ tái phát, nếu không điều trị đúng phương pháp sẽ biến chứng thành bệnh rò hậu môn.
- Đau nhức hậu môn: Đây là biểu hiện rõ nhất của áp xe cạnh hậu môn. Khi các khối áp xe sưng tấy, mưng mủ sẽ gây đau đớn khi đi lại, đứng, ngồi, khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể suy nhược,...
- Ngứa hậu môn: Dịch mủ ở khối áp xe chảy ra ngoài, gây ẩm ướt, viêm nhiễm, kích ứng vùng da xung quanh hậu môn dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu.
- Có hiện tượng sốt: Hiện tượng sốt xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng. Các khối áp xe bị viêm nhiễm, lây lan rộng, dẫn đến sốt nhẹ hoặc sốt cao, nhiệt độ khi sốt từ 37,5°C - 40°C.
Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon, mất ngủ, môi khô, miệng đắng, đi ngoài phân có dịch nhầy,...
Nguyên nhân áp xe hậu môn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe cạnh hậu môn, tuy nhiên chủ yếu là do:
- Sức đề kháng kém: Cơ thể suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng, sức đề kháng kém nên không thể chống lại một số tác nhân gây hại bên ngoài khiến cơ thể nhiễm khuẩn, dễ mắc các bệnh lý vùng hậu môn, đặc biệt là bệnh áp xe cạnh hậu môn.
- Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ: Hậu môn là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Do đó, khi không vệ sinh sạch sẽ hậu môn sẽ tạo cơ hội cho chúng sinh sôi và phát triển gây viêm nhiễm, tụ mủ hình thành các khối áp xe.
- Viêm nhiễm hậu môn: Khiến vùng niêm mạc xung quanh hậu môn bị tổn thương, nhiễm khuẩn dẫn đến tụ mủ, sưng tấy tạo thành các khối áp xe cạnh hậu môn.
- Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh lý khác ở vùng hậu môn trực tràng: Một số người sử dụng các loại thuốc điều trị các bệnh lý vùng hậu môn có hàm lượng kháng sinh cao sẽ gây kích thích vùng niêm mạc da hậu môn tạo thành các khối áp xe.
Tác hại của áp xe cạnh hậu môn
Áp xe cạnh hậu môn tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị sớm sẽ gây nhiều nguy hại tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh:
- Có nguy cơ biến chứng thành rò hậu môn
- Gây hẹp hậu môn, ảnh hưởng đến quá trình đại tiện
- Nhiễm trùng chảy mủ
- Viêm nang lông xung quanh hậu môn
Lời khuyên: Áp xe cạnh hậu môn mặc dù là bệnh lý thông thường, tuy nhiên những triệu chứng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc của bạn, thậm chí biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi nhận thấy bản thân có các biểu hiện áp xe cạnh hậu môn, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bài viết không nên bỏ qua:
Hy vọng những chia sẻ của các bác sỹ tại 1502A, Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Phước,TP. Long Xuyên, An Giang- Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Áp xe cạnh hậu môn là gì?” sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc muốn được tư vấn trực tiếp hãy liên hệ ngay theo số điện thoại 0296.398.0000, các bác sỹ của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc giúp bạn.
Nhận xét