Đi ngoài khó khăn không chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường mà là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn. Nhiều người vẫn nhầm tưởng đại tiện khó là bệnh táo bón và tự mua thuốc về nhà điều trị. Tuy nhiên, đây là 2 hiện tượng hoàn toàn khác nhau và đều gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời. Bài viết sau đây, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang đưa ra lời cảnh báo “báo động đỏ tình trạng đi ngoài khó khăn” tới bạn đọc.
Nguy hiểm của chứng đi ngoài khó khăn
Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang cho biết: Người bệnh không nên chủ quan với chứng đi ngoài khó khăn. Đây không chỉ đơn giản là hiện tượng sinh lý bình thường mà là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu người bệnh mắc chứng đi ngoài khó khăn mà không được điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Cơ thể hấp thụ độc tố: Đi ngoài khó khăn lâu ngày khiến cho phân tích tụ nhiều khiến cơ thể hấp thụ phải độc tố, giảm sức đề kháng gây nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch, huyết áp thất thường, tiểu đường...
- Đại tiện khó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn – trực tràng: Trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn... là những bệnh lý gây nên chứng đại tiện khó. Nếu những bệnh lý này không được điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ gây ra nhiều biến chứng như: Ung thư đại trực tràng, viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu, hoại tử...
- Mất máu: Đại tiện khó khăn đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ bị mất một lượng máu đáng kể sau mỗi lần đi đại tiện. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên chứng thiếu máu trầm trọng. Thiếu máu khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, choáng, ngất... Đối với phụ nữ mang thai, thiếu máu sẽ khiến cơ thể người bệnh suy nhược, thai nhi chậm phát triển, thậm chí là sảy thai...
Các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyên người bệnh: Không nên chủ quan với chứng đi ngoài khó khăn mà nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh lý đang mắc phải cũng như mức độ bệnh để có phương hướng điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
Cách chữa và điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Cách chữa và điều trị tổ đỉa bằng củ ráy
Cách chữa và điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
Phương pháp điều trị đi ngoài khó khăn hiệu quả
Đi ngoài khó tuy không phải là một chứng bệnh nan y khó chữa trị nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà cần phải tìm cách điều trị chứng đi ngoài khó khăn hiệu quả.
Hiện nay, tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang đang áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT trong điều trị chứng đi ngoài khó khăn. Đây là kỹ thuật điều trị được các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng và không gây tái phát trở lại. HCPT lợi dụng nguyên lý sản sinh ra nhiệt của các ion mang điện tích để làm đông và thắt nút mạch máu, chữa lành những tổn thương vùng hậu môn mà không gây ảnh hưởng đến những tổ chức xung quanh.
Bên cạnh đó, việc giữ một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý cũng là việc làm rất quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, thực phẩm nhuận tràng trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Báo động đỏ tình trạng đi ngoài khó khăn”. Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về đại tiện khó hay muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0296 398 0000 để được tư vấn chi tiết.
Nhận xét