Chuyển đến nội dung chính

Nong bao quy đầu là gì

 Nong bao quy đầu là một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng hẹp, dài bao quy đầu. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp gặp biến chứng do thực hiện không đúng thao tác. Vậy quy trình nong bao quy đầu thế nào? Cách chăm sóc sau thực hiện? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Xem Thêm:

Nong bao quay đầu là gì?



Nong bao quy đầu là thủ thuật, thường áp dụng khi trẻ bị dài hẹp bao quy đầu. Nhờ đó, giúp trẻ tiểu tiện và vệ sinh dương vật thuận lợi hơn.

Theo khuyến cáo, việc nong da bao quy đầu được khuyến khích thực hiện ở bệnh viện. Tuy nhiên, một số trường hợp khác phụ huynh có thể thực hiện tại nhà.

Nong bao quy đầu không phải là kỹ thuật khó. Tuy nhiên, có rất nhiều cha mẹ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. Nguyên nhân thường do trẻ không hợp tác, hoặc do cha mẹ sợ con đau đớn.

Nếu kiên trì thực hiện, sẽ có hiệu quả, quy đầu tuột ra tự nhiên. Nhưng nếu thực hiện sau cách, vệ sinh sau nong bao quy đầu không đạt kết quả như mong muốn. Đồng thời, có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến bao quy đầu của trẻ.

Khi nào nên nong bao quy đầu?

Đây là bệnh lý nam khoa phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Do đó, để biết được khi nào nên nong bao da cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Trong đó, những trường hợp dưới đây có thể áp dụng điều trị bằng nong quy đầu.

  • Bé trai dưới 2 tuổi bị hẹp/dài bao quy đầu sinh lý. Trường hợp này cha mẹ có thể tự nong quy đầu ở nhà.
  • Trẻ trên 2 tuổi nhưng tình trạng dài/hẹp không quá nhiều. Đồng thời, da quy đầu còn mềm mại cũng có thể nong quy đầu tại nhà.
  • Trường hợp bao quy đầu quá khít khiến trẻ gặp khó khăn khi tiểu tiện. Cha mẹ cũng tiến hành nong. Tuy nhiên, quá trình nong bao quy đầu cần thực hiện tại cơ sở y tế.

Hướng dẫn cách nong bao quy đầu

Nong quy đầu không phải là kỹ thuật khó. Nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nhằm hạn chế đau đớn cho trẻ.

Theo đó, có 2 cách nong quy đầu. Đó là dùng tay kéo căng da mỗi ngày. Hoặc cách thứ 2 là nong bằng tay kết hợp với thuốc mỡ bôi.

Chi tiết cách thực hiện nong quy đầu như sau:

Dùng tay kéo căng da quy đầu mỗi ngày

Với phương pháp dùng tay kéo căng da quy đầu, cha mẹ nên thực hiện đều đặn cho trẻ khoảng 2 – 3 lần/ngày.

Cách thực hiện như sau:

  • Trước tiên, nên chuẩn bị dầu dưỡng cho trẻ, hoặc dầu vaseline bôi tay, dầu dưỡng cơ thể để làm chất bôi trơn.
  • Sau đó, vệ sinh dương vật cho trẻ, đồng thời phụ huynh cũng nên rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện.
  • Cha mẹ dùng tay kéo da quy đầu về phía mình khoảng vài lần. Sau đấy, kéo ngược nó lại về phía sau. Khi thực hiện, lưu ý nên kéo ở mức bé chịu được và không bị đau đớn.
  • Mỗi lần thực hiện giữ trong vài phút
  • Cha mẹ có thể thực hiện khi đi tắm, cho bé ngâm mình trong nước. Để giảm đau cho bé.

Theo đánh giá, mặc dù sử dụng tay kéo căng da bao quy đầu không gây tổn thương cấu trúc da hay san chấn. Tuy nhiên, có thể sẽ gây đau đớn, vì thế cha mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng. Lực kéo lần sau mạnh hơn lần trước sẽ giúp da quy đầu giãn dần.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần có sự phối hợp tốt nhất từ cha mẹ và trẻ. Nếu sau 1 tháng không đạt kết quả như mong muốn. Cha mẹ có thể chuyển sang phương pháp thứ 2. Đó là kéo da quy đầu kết hợp với thuốc mỡ chứa steroid.

Nong bao quy đầu bằng tay kết hợp với thuốc mỡ có chữa steroid

Thuốc Betamethasone 0,05% là loại thuốc thường được dùng nong bao quy đầu cho trẻ. Cha mẹ sẽ tiến hành bôi thuốc vào bên ngoài và bên trong bao quy đầu.

Trường hợp trẻ có bao quy đầu quá hẹp, cha mẹ nên kéo nhẹ nhàng quy đầu vài lần. Mục đích giúp da quy đầu giãn rộng ra. Sau đó, tiến hành bôi thuốc cho trẻ.

Sau khi bôi thuốc, phụ huynh tiến hành kéo da quy đầu như hướng dẫn ở trên. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần. Thực hiện liên tiếp trong vòng 1 tháng.

Lý giải về tác dụng của thuốc, các bác sĩ cho hay. Thuốc Betamethasone 0,05% có tác dụng đẩy nhanh quá trình căng da. Cơ chế của thuốc là giúp da mỏng và dễ kéo căng hơn. Khi dừng thuốc, da sẽ tái tạo và dầy như trước.

Biểu hiện bình thường và bất thường sau khi nong bao quy đầu

Không phải trường hợp nào nong bao quy đầu đều thuận lợi. Một số trường hợp thực hiện sai quy trình, không vệ sinh sạch sẽ… Có thể gặp một số biểu hiện bất thường.

Do đó, phụ huynh cần hiểu hơn về triệu chứng bình thường và bất thường sau khi nong. Nhằm có hướng xử lý kịp thời trong những trường hợp bất thường.

Biểu hiện bình thường sau nong bao quy đầu ở trẻ

Đây là phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp, dành cho những bé bị dài, hẹp bao quy đầu. Đồng thời, tránh biến chứng do phẫu thuật gây ra. Nếu thực hiện đúng, phương pháp này có hiệu quả không kém so với việc phẫu thuật.

Trong trường hợp nong quy đầu thuận lợi, quy đầu của trẻ sẽ có những biểu hiện dưới đây:

  • Da quy đầu sẽ giãn dần theo thời gian;
  • Trẻ không bị đau đớn hoặc chỉ khó chịu một chút;
  • Không sưng, không viêm, không chảy máu;
  • Quy đầu không bị sang chấn, không sưng phồng.

Bất thường sau nong bao quy đầu ở trẻ

Thực tế, có rất nhiều trường hợp chưa nắm rõ thao tác hoặc dùng lực nong quá mạnh. Có thể khiến trẻ gặp một số biến chứng như:

  • Bao quy đầu bị sưng phồng;
  • Chảy máu và rách bao quy đầu;
  • Miệng sáo bị tổn thương;
  • Viêm nhiễm ở bao quy đầu;
  • Bao quy đầu bị dính, sẹo xơ, thắt nghẽn.

Nếu sau khi nong bao quy đầu, cha mẹ thấy trẻ có những biểu hiện trên. Cần chủ động tới cơ sở y tế nhanh chóng.

Ngoài ra, khi nong da quy đầu tại nhà, cha mẹ cũng cần đưa con đi tái khám thời xuyên. Nhằm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng giãn rộng của quy đầu. Cũng như phát hiện kịp thời những bất thường ảnh hưởng đến sự phát triển của “cậu nhỏ”.

Nong bao quy đầu bao lâu thì lành?

Nong bao quy đầu bao lâu thì lành? Chắc hẳn trong quá trình nong quy đầu cho trẻ. Cha mẹ đều nôn nóng muốn biết thời gian da quy đầu được giãn rộng.

Tuy nhiên, thời gian nong da quy đầu hết bao lâu còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Phương pháp thực hiện

Có 2 phương pháp nong da quy đầu. Đó là dùng tay kéo da quy đầu hoặc dùng thuốc. Tùy vào từng phương pháp thực hiện mà thời gian hồi phục sẽ khác nhau.

Cụ thể, với phương pháp nong bao quy đầu bằng tay: Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Kiên trì 2-3lần mỗi ngày, thực hiện liên tục từ 1 – 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Còn với phương pháp dùng thuốc: Thời gian thực hiện từ 6 – 8 tuần. Thời gian hồi phục ngắn hơn so với việc dùng tay. Tuy nhiên, cha mẹ cần cần kết hợp nong quy đầu bằng tay để thuốc phát huy hiệu quả nhanh chóng.

  • Tình trạng quy đầu

Nếu tình trạng dài/hẹp của trẻ ở mức độ nhẹ thì thời gian hồi phục nhanh hơn. Ngược lại, nếu tình trạng bệnh nặng thì sẽ cần nhiều thời gian để da quy đầu giãn ra.

  • Chăm sóc khi nong quy đầu

Việc chăm sóc cho trẻ trong quá trình nong da quy đầu cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Nếu cha mẹ vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng… Chắn chắn quá trình hồi phục sẽ nhanh hơn.

Cách vệ sinh cho trẻ sau khi nong bao quy đầu

Vệ sinh cho trẻ sau khi nong bao quy đầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ gây nhiều biến chứng như:

  • Quy đầu bị tổn thương, nhiễm trùng;
  • Hoại tử đầu dương vật;
  • Ảnh hưởng tới đường niệu đạo.

Do đó, cha mẹ cần tham khảo cách chăm sóc cho trẻ dưới đây. Nhằm giảm thiểu biến chứng không mong muốn xảy ra.

  • Cha mẹ hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín 2 lần mỗi ngày. Trước khi vệ sinh, cha mẹ cho bé rửa tay sạch bằng xà bông. Sau đó, rửa sạch bên ngoài dương vật bằng nước sạch.
  • Với những trẻ dưới 5 tuổi, cha mẹ có thể cho bé ngồi vào thau nước để vệ sinh. Sau đó, lau nhẹ nhàng xung quanh dương vật. Không nên chà xát mạnh vì có thể gây tổn thương và viêm nhiễm dương vật.
  • Hướng dẫn cho trẻ sau khi đi tiểu, dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp vào đầu dương vật. Sau đó, kéo da bao quy đầu, đồng thời vẩy đầu dương vật để hạn chế nước tiểu tồn đọng lại.
  • Những trẻ đang sử dụng bỉm, cha mẹ nên thường xuyên thay bỉm cho trẻ.
  • Sau khi nong quy đầu, nên cho trẻ mặc quần rộng rãi, chất liệu mềm. Giúp dương vật thoáng, hạn chế đau đớn.
  • Nên cho trẻ tắm nước ấm ít nhất 1 lần/ngày. Khi tắm, có thể cho thêm chút muối để rút ngắn thời gian nong quy đầu.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dương dưỡng, có thể chia thành các bữa nhỏ.
  • Nên uống nhiều nước hoặc nước ép hoa quả giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Tâm lý chung của các bậc phụ huynh là muốn hạn chế can thiệp ngoại khoa cho trẻ. Do đó, nong da quy đầu là lựa chọn hàng đầu của nhiều người.

Tuy nhiên, với những trẻ trên 10 tuổi và da quy đầu chưa tuột xuống. Buộc phải thực hiện thủ thuật nam khoa cắt bao da. Bởi lúc này việc nong da quy đầu hầu như không có hiệu quả.

Hiện nay, có nhiều phương pháp cắt bao quy đầu. Trong đó, phải kể đến cắt bao quy đầu thế hệ mới.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi trội như:

  • Thời gian thực hiện nhanh từ 15 – 20 phút;
  • Không đau, không sưng, hạn chế biến chứng;
  • Ít xâm lấn, ít chảy máu;
  • Thẩm mỹ cao, không để lại sẹo;
  • Sau khi cắt bao quy đầu có thể ra về trong ngày.

Do đó, cha mẹ có thể yên tâm cho trẻ cắt bao quy đầu. Dương vật phát triển bình thường và hoàn hảo hơn. Hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý và sinh sản sau này.

Trên đây là những thông tin quan trọng về nong bao quy đầu. Hy vọng qua bài viết các bậc phụ huynh đã nắm rõ cách nong da quy đầu cho trẻ. Cũng như cách chăm sóc khi thực hiện.

Mặc dù đây là kỹ thuật đơn giản, tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đi khám. Để được bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Đồng thời, tư vấn cách điều trị phù hợp và hiệu quả cho trẻ.

Bài viết liên quan:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÂY RAU MUỐNG CHỮA BỆNH TRĨ CÓ HIỆU QUẢ

  Cây rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, được sử dụng trong Đông y để thanh nhiệt cơ thể, giải độc, nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa,... Đặc biệt, rau muống được nhiều người sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Vậy thực hư bài thuốc dân gian này có hiệu quả? Theo dõi nội dung dưới đây để tìm câu trả lời. Cây rau muống có tác dụng gì? Đặc điểm cây rau muống:  Thuộc thân thảo, thân rỗng, dày, có nhiều đốt, có rễ ở các đốt. Lá rau muống có hình 3 cạnh, phiến lá dài 7 – 9cm, rộng 3.5 – 7cm, cuống lá nhẵn. Hoa rau muống to, có màu trắng hoặc hồng tím. Quả rau muống hình cầu, hạt có lông màu nâu, mỗi quả chứa 4 hạt. Hình ảnh cây rau muống Trung bình, 100g  cây hoa rau muống  chứa chất dinh dưỡng như: Carbohydrate: 3.14g Nước: 78.2g Chất đạm: 2.6g Vitamin A: 39% Vitamin C: 66% Khoáng chất: 77mg canxi, 39mg photpho, 312mg kali,... Rau muống không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn ngon. Rau muống còn mang lại nhiều giá trị lợi ích vô cùng to lớn cho sức khỏe con người. 1. Hỗ trợ hoạ

CÓ CỤC CỨNG Ở HẬU MÔN ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO

  Có cục cứng ở hậu môn   khiến nhiều người lo lắng và không biết đây là bị bệnh gì. Triệu chứng này không chỉ đơn thuần là viêm nhiễm bình thường mà là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý vùng hậu môn. Vậy, có cục cứng ở hậu môn điều trị như thế nào? Bài viết sau đây, các bác sĩ tại   Phòng Khám Đa Khoa An Giang   sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này. Tham Khảo Thêm: Nguyên nhân tinh trùng loãng ở nam giới và cách chữa trị hiệu quả Bị herpes sinh dục khi mang thai có ảnh hưởng đến thai không? Những món ăn làm liệt dương nam giới cần phải biết Có cục cứng ở hậu môn là bị bệnh gì? Các bác sĩ tại   Phòng Khám Đa Khoa An Giang  cho biết,  có cục cứng ở hậu môn  là biểu hiện của bệnh apxe hậu môn. Apxe hậu môn là một dạng bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng, hình thành do các mô mềm xung quanh ống hậu môn – trực tràng bị nhiễm khuẩn chứa mủ cấp tính. Các mô mềm có chứa mủ này sau một thời gian có thể bị vỡ gây ra rò hậu môn. Thời kỳ đầu của bệnh, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một

CÂY RAU MÁ CHỮA BỆNH TRĨ ĐƠN GIẢN

  Cây rau má hỗ trợ chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian được áp dụng khá phổ biến, đem lại một số chuyển biến tích cực cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi sử dụng rau má, người bệnh cần thực hiện đúng cách, đúng liều lượng mới hy vọng kết quả khả quan. Nếu băn khoăn cách chữa trĩ bằng rau má như thế nào thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây. Cây rau má có tác dụng gì? Cây rau má  còn có tên gọi khác là lôi công thảo, liên tiền thảo, tích tuyết thảo. Thuộc cây thân thảo, nguồn gốc từ đảo Thái Bình Dương, nước Úc,… và các nước khu vực châu Á. Rau má vườn  chứa nhiều dưỡng chất, không chỉ làm thức ăn, rau má còn là nguồn dược liệu quý giúp điều trị bệnh. Cây rau má 1. Giải nhiệt, hạ sốt, mát gan Rau má là thảo dược có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng), có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc,…  Uống nước rau má mỗi ngày  giúp đẹp da, thanh nhiệt cơ thể. 2. Chữa bệnh đường tiêu hóa Hoạt tính chống viêm nhiễm, chống oxy hóa của lá rau má có tác dụng cải thiện sức khỏe ruột và đ